Cách sử dụng RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) và cách giao dịch sử dụng RSI

RSI (Relative Strength Index), là chỉ số kỹ thuật để phán đoán tình trạng “được mua quá nhiều và được bán quá nhiều" trong 1 chu kỳ nhất định gần đây.

RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), là chỉ số được phát triển bởi JW Wilder, một nhà phân tích kỹ thuật của Mỹ năm 1978, giá trị giao động trong phạm vi 0% ~ 100%, phán đoán tiêu chuẩn đường RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 70 có nghĩa là nó đang được mua quá nhiều, hay còn gọi là quá mua và khi đường RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 30 có nghĩa là nó đang được bán quá nhiều, hay còn gọi là quá bán.

Bài viết dưới đây giới thiệu cách giao dịch sử dụng RSI bằng hình ảnh minh họa.

Bài viết liên quan:Cách hiển thị RSI lên biểu đồ MT4/MT5

3 cách sử dụng RSI

Có 3 cách giao dịch sử dụng RSI “cách giao dịch phán đoán bằng đường 30% hoặc 70%", “cách giao dịch theo tín hiệu phân kỳ", “cách giao dịch bằng cách vẽ đường trend line lên RSI".

1. Cách giao dịch phán đoán mua bán dựa theo đường 30% hoặc 70%

Mua khi biểu đồ RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 30 có nghĩa là nó đang được bán quá nhiều và bán khi đường RSI giao động vượt ra khỏi ngưỡng 70 có nghĩa là nó đang được mua quá nhiều.

RSI

  • Trên 70% “được mua quá nhiều" = Bán

  • Dưới 30% “được bán quá nhiều" = Mua

RSI

Như ví dụ giao dịch trên, bạn có thể giao dịch bằng cách đặt lệnh mua tại điển RSI 30% (vị trí khoanh tròn xanh) và đặt lệnh bán tại điểm RSI 70% (vị trí khoanh trong màu đỏ).

RSI hiệu quả trong thị trường giá giao động với biên độ nhất định, tuy nhiên sẽ khó phán đoán giao dịch trong thị trường có xu hướng.

2. Cách giao dịch theo tín hiệu phân kỳ

Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng hiện tượng ngược dòng xảy ra trong giao động của giá và sự biến động của các chỉ số kỹ thuật động lượng (như RSI).

Hiện tượng “biểu đồ giá đang giảm so với đồ thị RSI đang tăng", “biểu đồ giá đang tăng so với đồ thị RSI đang giảm".

RSI

Mô hình phân kỳ

Xu hướng tăng với giá cập nhật thành giá cao

→ giá trị của chỉ số kỹ thuật động lượng đang trượt giá.

Xu hướng giảm với giá cập nhật thành giá thấp

→ giá trị của chỉ số kỹ thuật động lượng đang tăng giá.

Trên thị trường phát sinh phân kỳ, dấu hiệu cho thấy xu hướng đã kết thúc và khả năng đảo chiều xu hướng sớm sẽ trở nên cao.

Cụ thể là nếu xu hướng giá giảm, giá có khả năng đảo chiều tăng, nếu xu hướng giá tăng, giá có khả năng đổi chiều giảm.

RSI

Như ví dụ giao dịch trên, mặc dù giá cập nhật mức giá thấp, bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận bằng cách đặt lệnh mua tại điểm mà RSI đã tăng.

Sự phân kỳ không phải lúc nào cũng xảy ra trong một thời gian dài mà nó xảy ra tạm thời. Mặc dù cơ hội giao dịch sẽ ít hơn, nhưng sẽ dễ kiếm lợi hơn bằng cách nhắm mục tiêu phân kỳ của RSI.

3. Cách giao dịch bằng cách vẽ trend line lên RSI

RSI, có thể phán đoán giao dịch bằng cách vẽ trend line.

Trend line là đường kết nối giá thấp với giá thấp bằng đường nghiêng trong xu hướng giá tăng và kết nối giá cao với giá cao trong xu hướng giá giảm.

RSI

Trend line đóng vai trò như đường hỗ trợ và đường kháng cự, vì vậy như ví dụ giao dịch trên bạn có thể giao dịch đặt lệnh mua tại điểm (khoanh tròn màu đỏ) RSI đang tăng và vượt trên trend line đang giảm và đặt lệnh bán tại điểm (khoanh trong màu xanh) RSI đang giảm và vượt dưới trend line tăng.

Ngoài ra, bạn có thể phán đoán mua bán tại thời điểm RSI tiếp xúc với trend line sau đó biến động tăng hoặc biến động giảm.

Về cách sử dụng trend line, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bài viết liên quanCách giao dịch sử dụng trend line

Điểm yếu của RSI

RSI có thể áp dụng trên thị trường giá giao động trong phạm vi nhất định, tuy nhiên bạn không thể phán đoán tín hiệu mua bán RSI duy trì ở mức 70% trở lên hoặc 30% trở xuống trong thị trường giá có xu hướng duy trì theo 1 hướng.

RSI

Như biểu đồ trên, trong thị trường xu hướng, rủi ro sẽ cao nếu phán đoán giao dịch chỉ bằng chỉ số RSI, vì vậy RSI thường được sử dụng kết hợp với các chỉ số xu hướng như “đường trung bình động“,"Envelope“, “Parabolic SAR"

RSI

Ví dụ biểu đồ trên, là biểu đồ hiển thị RSI, trend line, 25EMA, 75EMA, 200EMA và envelope.

Tất cả các chỉ số ngoại trừ chỉ số RSI đều có thể đánh giá được tình hình mà không cần đặt lệnh mua mặc dù RSI chạm đến ngưỡng 30% vì cu hướng giảm liên tục duy trì theo hướng đi xuống.

Tóm tắt cách giao dịch sử dụng RSI

  • Tín hiệu mua nếu RSI dưới 30% có nghĩa là nó đang được bán quá nhiều
  • Tín hiệu bán nếu RSI trên 70% có nghĩa là nó đang được mua quá nhiều
  • Khi giá và RSI biến động theo hướng ngược lại và cập nhật giá cao/giá thấp, dấu hiệu đảo chiều xu hướng (phân kỳ)
  • Có thể phán đoán giao dịch bằng cách vẽ đường trend line lên RSI
  • RSI hiệu quả trong thị trường giá giao động với biên độ nhất định, khó phán đoán giao dịch trong thị trường có xu hướng
  • Tốt hơn nếu sử dụng kết hợp với các chỉ số xu hướng khác

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cách giao dịch sử dụng RSI.

RSI là chỉ số động lượng phán đoán xu hướng mạn yếu của thị trường, vì vậy về cơ bản nó được sử dụng trong giao dịch ngược chiều trên thị trường giá giao động với biên độ nhất định.

Vì rủi ro cao nếu phán đoán giao dịch chỉ với chỉ số RSI, do đó bạn nên hiển thị kết hợp với các chỉ số khác.

Bài viết liên quanCách hiển thị RSI lên biểu đồ MT4/MT5

Bài viết liên quanThời điểm mua và bán trong giao dịch Forex