4 điểm trong giao dịch Forex bạn cần xem xét khi không thể kiếm được lợi nhuận mà thua lỗ cứ kéo dài

Bài viết này sẽ giới thiệu 4 điểm bạn cần xem xét lại trong giao dịch Forex trong trường hợp thua lỗ kéo dài và không thể kiếm được lợi nhuận trong Forex (giao dịch ngoại hối).

Để nâng cao lợi nhuận ở Forex, điều quan trọng trước hết là không để thua lỗ chứ không phải là tập trung tăng cao lợi nhuận.

Mặc dù bạn thường quan tâm nhiều đến cách phán đoán giao dịch Forex để kiếm lời, tuy nhiên có một số điều quan trọng khác trong giao dịch ngoại hối.

1. Quản lý số vốn (khối lượng giao dịch thích hợp)

Không chỉ giới hạn ở Forex, trong tất cả các đầu tư, “quản lý vốn" là điều quan trọng nhất.

Quản lý vốn trong Forex, là thiết lập khối lượng giao dịch thích hợp tương ứng với số tiền vốn.

Về việc này, bài viết sẽ giới thiệu về cách kiểm tra khối lượng giao dịch khoảng bao nhiêu là thích hợp với số vốn.

Quản lý vốn

Khi khối lượng giao dịch quá nhiều so với số vốn (số tiền đặt cọc giao dịch), nó sẽ trở thành giao dịch xấp xỉ đòn bẩy tối đa, chỉ cần tỷ giá hối đoái giao động một chút thì giao dịch sẽ trở thành loss cut (mức ngừng giao dịch).

Do đó, việc giao dịch với khối lượng giao dịch hợp lý là quan trọng.

Ví dụ khối lượng giao dịch không tốt

  • Số vốn (Tiền đặt cọc): 100,000 JPY

  • Khối lượng giao dịch: 7 lô (700,000 tiền tệ)

  • Cặp tiền tệ giao dịch: USD/JPY

  • Tỷ giá hối đoái khi đặt lệnh: 110.00 JPY

  • Đòn bẩy tối đa: 888 lần

  • Tỷ lệ duy trì tiền đặt cọc: 115.3%

  • Tỷ lệ đến khi loss cut (mức ngừng giao dịch) bắt buộc: 0.12JPY (12pips)

Ví dụ, khi có số vốn 100,000 Yên mà bạn giao dịch 7 lô (700,000 tiền tệ) ở tỷ giá USD/JPY là 110.000 Yên thì tỷ lệ duy trì đặt cọc là 115.3%.

XM sẽ loss cut (mức ngừng giao dịch) bắt buộc khi tỷ lệ duy trì đặt cọc lên đến 20%, vì vậy, tỷ lệ duy trì đặt cọc 115.3%, là trạng thái rủi ro ở mức cao.

Hơn nữa, chỉ cần tỷ giá hối đoái giao động 0.12 Yên (12pips), giao dịch sẽ bị loss cut (mức ngừng giao dịch) bắt buộc. (không xem xét phần spread)

Công thức tính tỷ lệ duy trì đặt cọc

“Vốn khả dụng (Tổng tài sản + lãi/lỗ – Số tiền yêu cầu rút)" ÷ “tổng số tiền đặt cọc cần thiết" × 100 = “Tỷ lệ duy trì đặt cọc"

“100,000 JPY" ÷ “86,712 JPY (700,000 tiền tệ × 110JPY ÷ 888 lần)" × 100 = “115.3%"

Công thức tính tỷ giá đến khi loss cut bắt buộc (mức ngừng giao dịch)

Để tính toán tỷ giá của cặp tiền tệ đang giao dịch giảm thấp đến mức bao nhiêu thì giao dịch bị ngừng giao dịch (loss cut), trước tiên bạn tính “số tiền tiêu chuẩn để loss cut".

“Tiền đặt cọc cần thiết" × “20% tiêu chuẩn loss cut bắt buộc" ="số tiền tiêu chuẩn để loss cut"

“86,712 JPY (700,000 tiền tệ × 110JPY ÷ 888 lần)" × “20%" = “17,342 JPY"

Bằng cách trừ số tiền tiêu chuẩn để loss cut từ tài sản ròng, sua đó chia cho khối lượng loss cut, bạn có thể biết đượcn tỷ giá giao dịch bao nhiêu và có loss cut không?

(“Tài sản ròng" – “số tiền tiêu chuẩn để loss cut") ÷ “khối lượng giao dịch"= “tỷ giá cho đến khi ngừng giao dịch"

(“100,000JPY" – “17,342JPY") ÷ “700,000 tiền tệ" = “0.12JPY"

Khi giao dịch quá lớn so với số vốn, tỷ lệ duy trì đặt cọc trở nên thấp.

Ở ví dụ giao dịch như trên, chỉ cần tỷ giá giao dịch 0.12JPY, giao dịch sẽ bị ngừng bắt buộc.

Ví dụ quản lý vốn tốt

  • Số vốn(tiền đặt cọc): 100,000JPY

  • Khối lượng giao dịch: 0.5 lô(50,000 tiền tệ)

  • Cặp tiền tệ giao dịch: USD/JPY

  • Tỷ giá hối đoái khi đặt lệnh: 110.00JPY

  • Đòn bẩy tối đa: 888 lần

  • Tỷ lệ duy trì đặt cọc: 1,614%

  • Tỷ giá đến khi bị ngừng giao dịch bắt buộc: 1.98JPY(198pips)

Ví dụ, khi bạn có số vốn 100,000JPY mà bạn giao dịch 0.5 lô (50,000JPY) ở tỷ giá USD/JPY là 110.00JPY thì tỷ lệ duy trì đặt cọc là 1,614%.

Khoảng cách đến 20% mức ngừng giao dịch khá xa và tỷ giá cho đến khi giao dịch bị ngừng bắt buộc (loss cut) là 1.98JPY, vì vậy mức rủi ro thấp.

Hơn nữa, phạm vi giao động tỷ giá hối đoái của 1 ngày khác nhau tùy thuộc vào cặp tiền tệ và ngày hôm đó, bạn có thể kiểm tra phạm vi thay đổi tương đối bằng cách sử dụng chỉ số “ATR“.

Nếu khối lượng giao dịch thích hợp với số vốn (tiền đặt cọc), mức rủi ro bị ngừng giao dịch (loss cut) trở nên thấp bất kể trong phạm vi thay đổi trung bình 1 ngày.

Để việc ngừng giao dịch bắt buộc khó xảy ra, có nghĩa là bạn xem xét giao dịch để cắt lỗ và bắt đầu lại giao dịch.

2. Thiết lập đường cắt lỗ

Không chỉ có khối lượng giao dịch thích hợp là được, thiết lập đường cắt lỗ cũng quan trọng.

Khi khoản cắt lỗ (loss cut) tương đương 1 giao dịch lớn, việc giảm số vốn (tiền đặt cọc) nhanh hơn và số lần bắt đầu lại ít hơn.

Bảng so sánh loss cut đối với số vốn 100,000JPY và bảng số lần bắt đầu lại

Bảng so sánh loss cutKhoản loss cutSố sư (khi thua lỗ lần đầu)Số lần bắt đầu lại
1%
1,000 JPY99,000 JPY99 lần
2%2,000 JPY98,000 JPY 49 lần
5%5,000 JPY95,000 JPY19 lần
10%10,000 JPY90,000 JPY9 lần
15%15,000 JPY85,000 JPY5 lần
20%20,000 JPY80,000 JPY4 lần
50%50,000 JPY50,000 JPY1 lần

Như bảng số liệu trên, tỷ lệ cắt lỗ so với tiền vốn càng thấp thì rủi ro càng thấp, số lần có thể bắt đầu lại tăng lên.

Thông thường, đường loss cut chiếm 1~2% số vốn là thích hợp.

Ví dụ, nếu số vốn là 100,000JPY, đường loss cut là 1,000JPY ~ 2,000JPY. Nếu số vốn là 500,000JPY thì tiêu chuẩn khoản cắt lỗ tương đương với 1 giao dịch là 5,000JPY ~ 10,000 JPY.

3. Chỉ số giao dịch phù hợp với bản thân và kiến thức chính xác

Chỉ số giao dịch của Forex, là các chỉ số phán đoán giao dịch như đường trung bình động, đường xu hướng (trend line),…

Trong đầu tư bao gồm cổ phiếu, CFD tồn tại hàng trăm chỉ số khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng là xác định chỉ số nào phù hợp với kiểu giao dịch của bản thân và sử dụng nó với kiến thức đúng đắn.

Forex

Các loại chỉ số (indicator) tiêu biểu

  1. Đường trung bình động EMA

  2. Bollinger Bands

  3. Envelope

  4. MACD

  5. RSI

Các chỉ số nổi tiếng chủ yếu là 5 loại chỉ số trên.

Nói là nổi tiếng nhưng không có nghĩa “tất cả 5 loại trên đều có thể sử dụng được, hãy thử giao dịch các chỉ số trên tài khoản demo XM, để tìm ra 1 chỉ số dễ kiếm lời phù hợp với kiểu giao dịch của bản thân.

Bài viết tham khảo: Thời điểm mua và bán trong giao dịch Forex

Kiến thức đúng đắn trong Forex

Kiến thức đúng đắn trong Forex, được hiểu về cách sử dụng chỉ số đúng, cách nhìn biểu đồ hoặc biến động khi công bố chỉ số kinh tế.

Vì không biết chỉ số kinh tế khi nào được công bố, nếu không sử dụng chính xác phân tích biểu đồ (phân tích kỹ thuật) mà chỉ giao dịch mơ hồ và phó mặc cho vận may thì xác suất thua lỗ sẽ cao.

Một số điểm khi giao dịch đúng đắn

Không hiển thị quá nhiều chỉ số lên 1 biểu đồ

Hiển thị nhiều chỉ số lên biểu đồ

Ví dụ chèn nhiều chỉ số lên 1 biểu đồ

Không nên đưa quá nhiều chỉ số lên 1 biểu đồ cũng là việc bạn cần lưu ý.

Khi đưa quá nhiều chỉ số vào biểu đồ, bạn sẽ cảm thấy khó hiểu được chỉ số nào phản ánh đúng như ví dụ biểu đồ trên.

Hiển thị biểu đồ dễ nhìn

Ví dụ chỉ hiển thị chỉ số được giới hạn

Bạn sẽ dễ nhìn hơn khi hiển thị từ 3 ~ 5 loại chỉ số (Indicator).

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm cho biểu đồ dễ nhìn hơn bằng cách thay đổi màu từ thuộc tính của tab biểu đồ hoặc chỉ số.

4. Quyết định các quy tắc của bản thân

Quy tắc của Forex, thực hiện giao dịch chính xác theo quy tắc của bản thân.

Như đã giới thiệu ở trên “1.Quản lý vốn" cũng như “2.Chỉ số giao dịch phù hợp với bản thân và kiến thức đúng đắn“, nếu bạn không tuân theo quy tắc mà bạn đã đề ra, mà chỉ giao dịch với cảm giác lúc đó thì giao dịch không có ý nghĩa gì.

Ví dụ quy tắc của tôi
  • Tuân theo khối lượng giao dịch và đường loss cut ở quản lý vốn đã quyết định

  • Không giao dịch khi công bố chỉ số kinh tế

  • Thời gian giao dịch quy định từ ◯ giờ ~◯ giờ

  • Không giữ lệnh đến ngày hôm sau (đóng lệnh trong ngày hôm đó)

  • Không giao dịch bằng suy đoán và cảm giác

  • Không lặp lại thua lỗ khi đã thua lỗ

  • Tuyệt đối tuân theo các quy tắc đã quyết định ở đây

  •  

Tôi đã giới thiệu đơn giản quy tắc của tôi ở đây như 1 ví dụ, bạn cũng có thể quyết định quy tắc giao dịch phù hợp với kiểu sống và tính cách của bạn, thông thường giao dịch theo quy tắc đó, bạn dễ tránh khỏi các tổn thất.

Đặc biệt quan trọng là quản lý quỹ. Ngay cả khi khối lượng giao dịch mỗi giao dịch là nhỏ, nếu tổng khối lượng giao dịch ở tất cả các lệnh trong quá trình giao dịch quá cao, rủi ro loss cut bắt buộc sẽ tăng lên.

Đòn bẩy tối đa 888 lần cũng là 1 điểm hấp dẫn, nhưng nếu giao dịch không hợp lý bạn sẽ mất toàn bộ tiền đầu tư trong nháy mắt. Hãy giao dịch an toàn với khối lượng giao dịch thích hợp.

Bài viết này là bài viết tóm tắt thông tin tổng quát. Bài viết dựa theo các điều khoản miễn trách, không nhằm mục đích đầu tư sản phẩm cụ thể, không làm lời khuyên cho các hành động khác hoặc trung gian cho các giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết. Forex có nguy cơ mất vốn đầu tư cao. Tất cả các giao dịch tự bản thân chịu trách nhiệm.