Cách giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo
Ichimoku Kinko Hyo là chỉ số để đánh giá tín hiệu mua bán hoặc chuyển hướng của thị trường.
Từ biến động của 4 phần tử của Ichimoku Kinko Hyo là “đường chuyển đổi, đường chuẩn, đường trễ, đám mây", nó giúp xác định biến động giá trong tương lai.
Bài viết này, giới thiệu về cách giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo bằng hình vẽ minh họa.
Bài viết liên quan:Cách hiển thị Ichimoku Kinko Hyo lên biểu đồ MT4/MT5
Cách đọc Ichimoku Kinko Hyo
Ichimoku Kinko Hyo, được cấu tạo từ 4 phân tử “đường chuyển đổi, đường chuẩn, đường trễ, đám mây". Cách đọc của từng phân tử như sau:
- Đám mây:
là khu vực trung tâm của sự biến động giá cả. Đây là vùng bị kẹp giữa 2 đường Senkou Span 1 (Leading Span 1) và Senkou Span 2 (Leading Span 2).
Đám mây được sử dụng như đai/dải kháng cự (Resistance line).
- Đường chuẩn:
Là giá trị trung gian của giá cao và giá thấp của thị trường giá trong 26 phiên đã qua.
Đường chuẩn sẽ xác định hướng của giá thị trường lên hoặc xuống.
- Đường chuyển đổi:
Là giá trị trung gian của giá cao và giá thấp của thị trường giá trong 9 phiên đã qua.
Phát sinh tín hiệu giao dịch/mua và bán theo hướng tỷ giá hối đoái đã vượt qua đường chuyển đổi.
- Đường trễ
Là đường đã hiển thị tỷ giá hối đoái hiện tại cách đây 26 phiên trước.
Phát sinh tín hiệu mua và bán khi giá thực tế vượt quá mức tiêu chuẩn của đường trễ.
Cách giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo
Ichimoku Kinko Hyo đánh giá giao dịch theo hướng biến động tổng hợp kết hợp 4 phần tử, đám mây đóng vai trò đường kháng cực hoặc đường hỗ trợ và đường tiêu chuẩn, đường chuyển đổi và đường trễ khác.
Đọc tín hiệu mua/bán dựa trên vị trí tại đám mây và giá
Đánh giá xu hướng tại đường chuẩn
Đọc tín hiệu mua/bán tại điểm cắt nhau giữa đường chuyển đồi và giá
Đọc tín hiệu mua/bán tại điểm mức tiêu chuẩn của đường trễ vượt qua giá hiện tại
Đánh giá giao dịch từ 4 điểm trên
1. Đọc tín hiệu mua/bán theo vị trí tại đám mây và giá
Đám mây đóng vai trò như đường kháng cự hoặc đường hỗ trợ.
Nếu giá ở trên đám mây, nó sẽ trở thành đường hỗ trợ, nếu giá nằm dưới đám mây, nó sẽ trở thành đường kháng cự.
Ví dụ biểu đồ trên, giá rơi xuống và giảm qua đường hỗ trợ điểm A, giá tăng vượt lên đường kháng cự tại điểm B và giá di chuyển được hỗ trợ tại đường hỗ trợ của đám mây tại điểm C.
Như vậy, nhìn vào biểu đồ bạn hiểu được chỉ có đám mây của Ichimoku Kinko Hyo đóng vai trò là đường kháng cự/đường hỗ trợ.
2. Đánh giá xu hướng tại đường chuẩn
Bạn có thể đánh giá xu hướng tại đường chuẩn đang tăng hay đang giảm.
Ở ví du biểu đồ trên, đường màu xanh là đường chuẩn. Nếu đường chuẩn cứ liên tục hướng xuống (điểm A), nó là xu hướng giảm, nếu đường chuẩn liên tục hướng lên (điểm B), nó là xu hướng tăng.
Trước điểm C, bạn có thể phán đoán rằng xu hướng tăng sẽ liên tục vì một khi đường chuẩn hướng xuống thì sau đó biến động tăng từ đám mây và tăng trở lại.
3. Đọc tín hiệu mua/bán tại điểm giao nhau giữa đường chuyển đổi và giá
Có thể đọc tín hiệu mua/bán theo hướng giá vượt qua đường chuyển đổi.
Ví dụ biểu đồ trên, đường màu đỏ là đường chuyển đổi. Tại điểm A và C, giá giảm dưới đường chuyển đổi sẽ trở thành tín hiệu bán, tại điểm B và D giá tăng vượt đường chuyển đổi sẽ trở thành tính hiệu mua.
4. Đọc tín hiệu mua/bán tại điểm mức tiêu chuẩn của đường trễ vượt qua giá hiện tại
Đường trễ, là đường được hiển thị trễ hơn giá hiện tại như tên của nó (được hiển thị 26 nến trước). Trên biểu đồ, nó được hiển thị trước so với giá hoặc đường của Ichimoku Kinko Hyo khác.
Có thể đọc tín hiêu mua/bán tại điểm mà mức tiêu chuẩn của đường trễ vượt qua giá hiện tại.
Tại ví dụ biểu đồ trên, đường màu xanh lá là đường trễ. Vì được hiển thị trước 26 nến so với đường trễ hoặc giá hiện tại, nên đường trễ khi giá tại điểm B sẽ trở thành điểm A.
Giá nằm dưới hơn so với mức tiêu chuẩn của đường trễ điểm A, vì vậy nó trở thành tín hiệu bán.
Ngoài ra, đường trễ của điểm C mới nhất, sẽ không có dấu hiệu giao dịch vì vẫn chưa rõ đường nào sẽ vượt qua giá mới nhất.
5. Đánh giá mua/bán từ biến động của 4 phần tử trên
Đánh giá tổng hợp mua/bán từ từng tín hiệu mua/bán “đám mây, đường chuẩn, đường chuyển đổi, đường trễ".
Điểm đã phát sinh tín hiệu mua/bán tại điểm vượt qua đám mây, xác định xu hướng trên đường chuẩn và tại đường chuyển đổi giao với đường trễ là tiêu chuẩn của đánh giá.
Ở biểu đồ trên, vị trí tín hiệu bán của 4 phần tử “đám mây, đường chuẩn, đường chuyển đổi, đường trễ" sẽ là điểm C (B). Vì vậy, bạn có thể đánh giá bằng cách đặt lện bán tại điểm C.
Tương tự như vậy, tất cả các điểm tín hiệu mua là điểm F, vì vậy bạn có thể đánh giá giao dịch là đặt lệnh mua.
Hơn nữa, tại điểm G giá sẽ biến động tặng ở đám mây và nó sẽ trở thành tín hiệu mua tại đường chuẩn cũng như đường chuyển đổi vì vậy bạn có thể đánh giá giao dịch là tiêp tục mua.
Tóm tắt cách giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo
Như trên đã giới thiệu cách giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo.
Ichimoku Kinko Hyo, là chỉ số kỹ thuật sử dụng cơ bản trên biểu đồ ngày. Không có nghĩa không thể sử dụng Ichimoku Kinko Hyo trong biểu đồ khung thời gian ngắn, nhưng nó trở nên khó đánh giá vì có nhiều dấu hiệu giao dịch và dấu hiệu đánh lừa.
Hơn nữa, vẫn có thể đánh giá giao dịch chỉ với 1 hoặc 2 trong 4 phần tử, tuy nhiên mức rủi ro sẽ giảm nếu bạn đánh giá từ tất cả 4 tín hiệu.
Bài viết liên quan:Cách hiển thị Ichimoku Kinko Hyo lên biểu đồ MT4/MT5