Thời điểm mua và bán trong giao dịch Forex

Không chỉ riêng Forex, thời điểm mua và bán các sản phẩm giao dịch như cổ phiếu hay hàng hóa về cơ bản đều giống nhau đó là “mua rẻ bán đắt" (hoặc là, bán đắt mua lại rẻ).

Sử dụng biểu đồ đã đồ thị sự thay đổi trong biến động giá để phán đoán “thời điểm giá rẻ", “thời điểm giá cao". Bạn có thể áp dụng biểu đồ để phán đoán giao dịch vì nó có khả năng phân tích rộng.

Phán đoán thời điểm mua và bán từ biểu đồ

Việc phân tích phán đoán thời điểm giao dịch từ biểu đồ được gọi là “Phân tích kỹ thuật".

Có rất nhiều cách phân tích kỹ thuật trên biểu đồ Forex nhưng 5 loại dưới đây (đường trung bình động, bollinger bands, envelope, MACD, RSI) là 5 cách phân tích thường được các nhà giao dịch trên Thế giới sử dụng.

Hơn nữa, chương tình hiển thị chỉ số trong phân tích kỹ thuật được gọi là indicator.

Bài viết này sẽ giới thiệu rõ hơn về 5 loại chỉ số này.

Đường trung bình động (Moving Average)

Đường trung bình động là đường vẽ đường trung bình tỷ giá hối đoái trong thời gian nhất định và là chỉ số phán đoán giao dịch từ phương hướng của giá thị trường.

Phán đoán phương hướng của giá thị trường

  • Đường trung bình động tăng: giá thị trường tăng
  • Đường trung bình động giảm: giá thị trường giảm

Mẫu ví dụ biểu đồ EUR/USD khung thời gian 4 giờ

Đường màu cam ở biểu đồ trên là đường trung bình động. (Màu sắc có thể thay đổi tự do)

Đường màu xanh lá (biểu đồ nến) là biểu đồ tỷ giá hối đoái. Phía phải ngoài cùng thể hiện tỷ giá mới nhất, phía bên trái là biểu đồ tỷ giá hối đoái trong quá khứ.

Ở ví dụ biểu đồ trên chúng ta thấy được đường trung bình động màu cam đang đi lên từ giữa chừng.

Điều này thể hiện giá có khuynh hướng tăng lên và bạn có thể kiếm lời cao bằng cách đặt lệnh “Mua".

Ngược lại nếu giá thị trường giảm thì xác suất kiếm lời có khuynh hướng cao khi đặt lệnh “Bán".

Phán đoán giao dịch tại điểm giao nhau giữa các đường trung bình động

  • Golden cross: Tín hiệu mua
  • Dead cross: Tín hiệu bán

Golden cross có nghĩa là khi đường trung bình động ngắn hạn vượt trên đường trung bình động trung hạn.

Dead cross có nghĩa là khi đường trung bình động ngắn hạn xuống dưới đường trung bình động trung hạn.

Mẫu ví dụ biểu đồ USA/JPY

Vị trí khoanh tròn màu đỏ của ví dụ biểu đồ trên là golden cross. Nhìn vào biểu đồ ta biết được đường màu xanh biển vượt lên đường màu cam và đang giao nhau.

Tại dead cross vị trí khoanh tròn màu xanh nước biển, đường màu xanh nước biển đi xuống dưới đường màu cam và đang giao nhau.

Mẫu ví dụ chu kỳ của đường trung bình động

  • Đường trung bình động ngắn hạn: 5, 8, 13,..
  • Đường trung bình động trung hạn: 21, 25、75,..
  • Đường trung bình động dài hạn: 100, 200,..

Không quy định chu kỳ của đường trung bình động nhưng khi giao dịch nó thường kết hợp với những chu kỳ như trên.

Ví dụ, nếu là đường trung bình động lũy thừa “5EMA" thì vẽ đồ thị nhân hằng số san bằng trên giá trị trung bình tỷ giá hối đoái của 5 thanh nến trong quá khứ. Trường hợp biểu đồ khung thời gian ngày thì giá trị trung bình tỷ giá hối đoái của 5 ngày, trường hợp biểu đồ khung thời gian 15 phút thì giá trị trung bình tỷ giá hối đoái của 1 tiếng 15 phút (15 phút x 5 thanh nến).

Bollinger Bands

Bollinger Bands là chỉ số áp dụng thống kê học vào đường trung bình động, phán đoán giao dịch từ xác suất biến động giữa dãy trên và dãy dưới.

Về xác suất của Bollinger Bands

  • Xác suất mà giá nằm trong khoảng “-1σ" ~ “+1σ" của giá trị trung bình là 68.26%
  • Xác suất mà giá nằm trong khoảng “-2σ" ~ “+2σ" của giá trị trung bình là 95.44%
  • Xác suất mà giá nằm trong khoảng “-3σ" ~ “+3σ" của giá trị trung bình là 99.73%

σ = xích ma

Mẫu ví dụ hiển thị Bollinger Bands lên biểu đồ EUR/USD khung thời gian 15 phút.

Bollinger Bands hiển thị ±1σ (độ lệch chuẩn thứ 1), ±2σ (độ lệch chuẩn thứ 2), ±3σ (độ lệch chuẩn thứ 3) theo thứ tự từ đường trung bình động ở giữa đi ra ngoài.

Như đã trình bày ở ví dụ biểu đồ trên, xác suất thu thập tỷ giá hối đoái nằm trong khoảng ±1σ, ±2σ, ±3σ được quyết định sau khi thống kê mỗi độ lệch. Phán đoán giao dịch lấy xác suất này làm căn cứ.

Phán đoán giao dịch từ xác suất

  • “Bán" nếu tỷ giá hổi đoái chạm đến +2σ、+3σ
  • “Mua" nếu tỷ giá hối đoái chạm đến -2σ、-3σ

Biểu đồ dưới đây là mẫu giao dịch thực hiện lệnh bán tại vị trí khoanh tròn màu xanh (+2σ, +3σ) và mua tại vị trí khoanh tròn màu đỏ (-2σ). Đóng lệnh nếu nằm trong dãy ±1σ.

Mẫu ví dụ điểm mua và điểm bán của Bollinger Bands

Ví dụ, trường hợp giá hiện tại nằm phía ngoài đường “-2σ" hoặc “-2σ" của Bollinger Bands, thì xác suất phát sinh trong trường hợp này chỉ là 4.56% (vì xác suất mà giá nằm trong khoảng “-2σ" ~ “+2σ" của giá trị trung bình là 95.44%), vì thế bạn có thể dự đoán giá nằm bất kỳ trong dãy ±2σ.

Phán đoán giao dịch bằng cách mở rộng từ box market

  • Sẽ giao dịch nếu xu hướng chuyển động từ box market (thị trường giá biến động trong phạm vi biến động nhất định) và dãy cũng mở rộng.

Box market (Range market) là thị trường có giá biến động trong phạm vi nhất định.

Khi giá vượt qua box market và Bollinger Bands mở rộng, bạn có thể phán đoán giao dịch theo hướng giá đã biến động.

Mẫu ví dụ biểu đồ giá vượt lên từ bõ market

Mẫu ví dụ biểu đồ trên, giá vượt lên trên từ box market và Bollinger Bands cũng đang mở rộng.

Có thể kiếm lời bằng cách đặt lệnh mua tại điểm khoanh màu đỏ.

Envelope

Envelope là đường khoảng cách chênh lệch khoảng cách nhất định trên dưới từ đường trung bình động.

Chỉ số phán đoán giao dịch sử dụng phương hướng giá thay đổi trong phạm vi chênh lệch nhất định từ đường trung bình động.

Phán đoán giao dịch tại điểm giá chạm đến đường envelope

  • “Bán" nếu giá tiếp xúc giới hạn trên envelope
  • “Mua" nếu giá tiếp xúc giới hạn dưới envelope

Tại box market (range market) envelope có thể được vận dụng tối đa vì giá thay đổi trong phạm vi chênh lệch nhất định từ đường trung bình động.

Bạn có thể phán đoán giao dịch đặt lệnh bán khi giá tiếp xúc giới hạn trên envelope và mua khi giá tiếp xúc giới hạn dưới envelope.

Mẫu ví dụ biểu đồ trong box market đã hiển thị envelope

Ở ví dụ biểu đồ trên, sẽ đặt lệnh bán tại điểm khoanh tròn màu xanh là điểm giá tiếp xúc với giới hạn trên envelope và đặt lệnh mua tại điểm khoanh tròn màu đỏ là điểm giá tiếp xúc với giới hạn dưới envelope.

Việc đặt lệnh ngược với biến động tỷ giá hối đoái được gọi là “Nghịch chiều". Việc đặt lệnh cùng chiều với biến động tỷ giá hối đoái được gọi là “Thuận chiều".

Envelope về cơ bản thường giao dịch nghịch chiều.

Chỉ hiệu quả tại box market (range market)

Envelope có thể áp dụng hiệu quả tại box market là thị trường mà giá biến động trong phạm vi độ rộng thay đổi nhất định nhưng nó không có lợi tại thị trường xu hướng biểu đồ biến động theo hướng nhất định.

Khi box market bị phá vỡ thì việc nhanh chóng thực hiện cắt lỗ rất quan trọng.

MACD

MACD, hiển thị đồ thị chênh lệch giữa 2 đường trung bình động và là chỉ số phán đoán giao dịch giá thị trường chồng lên đường signal trên đồ thị chênh lệch.

MACD là chỉ số của hệ biểu đồ phân tích biên độ dao động được hiển thị dưới biểu đồ.

Phán đoán giao dịch bằng cách lấy giá trị 0 làm tiêu chuẩn

MACD được hiển thị bằng đường có giá trị “0". Khi 2 đường trung bình động chồng lên nhau, biểu đồ MACD đạt đến đường 0.

  • MACD thay đổi từ âm qua dương = Golden cross
  • MACD thay đổi từ dương qua âm = Dead cross

2 đường trung bình động (hiển thị ở trên) và MACD (hiển thị ở dưới.)

Nhìn biều đồ trên bạn hiểu được MACD sẽ trở thành số 0 tại điểm khoanh tròn màu đỏ là vị trí mà 2 đường trung bình động 25EMA (màu cam) và 75EMA (màu xanh biển) cắt nhau.

25EMA sẽ trở thành golden cross vượt lên đường 75EMA. MACD cũng thay đổi từ âm sang dương.

Đồ thị đường đỏ của MACD được gọi là signal vì đường trung bình động xếp chồng lên MACD.

  • Đặt lệnh “Mua" khi đồ thị thanh của MACD và đường signal cùng chuyển từ âm sang dương
  • Đặt lệnh “Bán" khi đồ thị thanh của MACD và đường signal cùng chuyển từ dương sang âm

Lấy 0 làm tiêu chuẩn bạn có thể phán đoán giao dịch bằng cách MACD có thay đổi qua dương hay thay đổi qua âm không?

Phán đoán giao dịch tại thời điểm MACD và đường signal cắt nhau

Thời điểm cắt nhau giữa đường MACD và đường signal được xem như một chỉ tiêu phán đoán giao dịch nữa.

  • “Mua" vì nó trở thành golden cross khi MACD cắt đường signal theo hướng từ dưới lên trên
  • “Bán" vì nó trở thành deading cross khi MACD cắt đường signal theo hướng từ trên xuống dưới

Mẫu ví dụ phán đoán giao dịch tại thời điểm MACD và đường signal cắt nhau

Sau khi golden cross nếu MACD thay đổi từ giá trị tiêu chuẩn 0 sang dương thì xác suất giá tăng hơn nữa trở nên cao. Ngược lại, sau khi deading cross nếu MACD thay đổi từ giá trị tiêu chuẩn 0 về âm thì xác suất giá giảm hơn nữa trở nên cao.

Cách phán đoán tổng hợp kết hợp với phán đoán giao dịch lấy 0 làm tiêu chuẩn như thế này được dùng phổ biến.

RSI

RSI là chỉ số kỹ thuật để quyết đụng việc mua quá nhiều và bán quá nhiều.

Trong biên độ giao động ở khoảng thời gian nhất định (phổ biến là 14), chỉ số RSI đo giá tăng hay giảm bao nhiêu trong khoảng 0% đến 100%.

RSI là chỉ số của hệ biểu đồ phân tích biên độ dao động được hiển thị dưới biểu đồ.

Phán đoán giao dịch bằng tỷ suất biên độ tăng và biên độ giảm

  • Trên 70%, “Mua quá nhiều"
  • Dưới 30%, “Bán quá nhiều"

Ví dụ hiển thị RSI (Hiển thị dưới biểu đồ)

Là chỉ số kiếm lời bằng cách đặt lệnh “Mua" (vị trí khung tròn màu xanh) vì bán quá nhiều dưới 30%đặt lệnh “Bán" (vị trí khunh màu đỏ) vì mua qua nhiều trên 70%.

Cách giao dịch dựa vào tỷ lệ biên độ tăng và biên độ giảm có thể sử dụng hiệu quả khi ở box market nhưng điểm bất lợi của nó là khó phán đoán ở thị trường xu hướng biến động theo 1 chiều nào đó.

Vì thế, RSI là cách phán đoán giao dịch thường kết hợp với chỉ số khác.

Hiển thị chỉ số phù hợp

Như đã giới thiệu danh sách chỉ số trên thường được các nhà đầu tư trên Thế giới sử dụng nhưng quan trọng hơn bạn cần phải sử dụng các chỉ số đó phù hơp với tình hình giá thị trường hay các cặp tiền tệ,..

Tỷ giá hối đoái mỗi ngày sẽ khác nhau, vì thế hãy sử dụng chỉ số phù hợp với tình hình lúc đó để áp dụng vào phán đoán giao dịch.

Mẫu biểu đồ hiển thị 3 đường trung bình động, envelope và MACD

Khi hiển thị nhiều chỉ số lên biểu đồ bạn sẽ dễ dàng tìm ra chỉ số tương thích với biến động tỷ giá hối đoái gần nhất.

Biểu đồ trên đang hiển thị 3 đường trung bình đông, envelope và MACD.

Giá sẽ thay đổi theo đường trung bình động và giá thường nằm trong dãy envelope. Nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy được giá tăng tại thời điểm chuyển MACD chuyển từ âm sang dương.

Phán đoán giao dịch sử dụng chỉ số phù hợp với giá thị trường lúc đó.

Hiển thị nhiều chỉ số quá cũng khó phán đoán

Việc hiển thị quá nhiều chỉ số lên 1 biểu đồ cũng gây khó khăn trong việc phán đoán giao dịch, vì thế trường hợp bạn muốn hiển thị nhiều chỉ số đi chăng nữa thì chỉ nên hiển thị dưới 4 loại là thích hợp.

Đối với những người mới bắt đầu thường có xu hướng hiển thị nhiều chỉ số phức tạp nhưng đối với nhà giao dịch chuyên nghiệp trên Thế giới thì ngược lại họ thường hiển thị ít chỉ số đơn giản.

Trước tiên sẽ tốt hơn bạn nên thử giao dịch với các chỉ số từ tài khoản demo dành cho luyện tập để tìm ra chỉ số phù hợp với bạn.